Singapore: Biến rác thải thành điện
Tại Đông Nam Á, Singapore đã thành công trong quản lý chất thải rắn để bảo vệ môi trường. Chính phủ Singapore đang yêu cầu tăng tỷ lệ tái chế thông qua phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình, các chợ, các cơ sở kinh doanh để giảm chi ngân sách cho Nhà nước.
Tại quốc gia này, mỗi năm chỉ còn lại khoảng 2 % lượng rác thải, 38 % được đốt để tạo ra điện, số còn lại đều được đem đi tái chế.
Đặc biệt, Chính phủ Singapore đã triển khai chương trình xử lý rác thông minh từ năm 2001. Chỉ trong 5 năm đầu ra mắt, có tới 56 % các hộ gia đình Singapore tham gia vào chương trình này. Theo đó quy trình chọn lọc và tái chế rác thải được giới thiệu và ra mắt rộng rãi ở các trường học, văn phòng, trung tâm mua sắm …
Ngoài việc ưu tiên tái chế rác thải, Singapore còn dùng cách thiêu rác để tạo ra điện. Hiện tại ở Singapore có tới 4 nhà máy điện từ rác thải, đáp ứng khoảng 3% nhu cầu điện năng của cả nước. Và dự kiến xây dựng nhà máy thứ 5 sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019.
Nhật Bản: Biến rác thành vật liệu xây dựng
Tại đất nước mặt trời mọc, vấn đề xử lý rác thải và đảm bảo an ninh rác được thực hiện rất hiệu quả nhờ thực hiện thành công hệ thống phân loại rác ngay từ đầu và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại. Hệ thống phân loại rác của Nhật Bản tương đối phức tạp. Mỗi thành phố, thị trấn và quận đều có một hệ thống hoàn toàn khác nhau..
Lượng rác thải ở Nhật Bản ước tính khoảng hơn 45 triệu tấn mỗi năm, đứng thứ 8 trên thế giới. Tuy nhiên, đất nước này không có nhiều đất để chôn rác bởi vậy buộc phải dựa vào các giải pháp đốt rác.
Rác thải sẽ được phân loại một cách kỹ lưỡng, các vật liệu khó cháy sẽ được đốt bằng tầng sôi. Một số khác được treo lên trên lớp đệm tro nóng sủi bọt để luồng không khí nóng thổi qua, giúp thúc đẩy các phản ứng hóa học diễn ra.
Có khoảng 20,8 % lượng rác tại Nhật Bản được dùng để tái chế, đặc biệt là chai nhựa tổng hợp PET. PET là vật liệu phổ biến để sản xuất chai đựng nước uống trong các máy bán hàng tự động và cửa hàng tạp hóa trên khắp đất nước Nhật. Nhiều công ty Nhật Bản đang tăng cường sử dụng nhựa từ chai PET cũ để sản xuất mới. Chai lọ PET chưa trải qua quá trình lọc có thể được chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa. Một điều đặc biệt Nhật Bản ứng dụng công nghệ lấp biển bằng đá năng, xi măng, bụi và rác để tạo thêm đất mới. Những vật liệu bồi đắp này đều được làm từ rác. Hiện nay, hai sân bay quốc tế Chubu Centrair và Kansai đều xây trên những hòn đạo nhân tạo từ rác này. Thậm chí chính quyền thành phố Tokyo đã cải tạo 249 km2 đường ven vịnh Tokyo từ các bãi rác.
Thụy Điển: Sưởi ấm… bằng rác
Vốn là một đất nước Bắc Âu giá lạnh, người Thụy Điển đã sớm nghĩa ra biện pháp tái chế rác thải thành chất đốt. Tại đây, mọi người đốt rác để sản xuất nhiệt điện cung cấp nhiệt cho hệ thống sưởi ấm.
Bởi thế, trung bình mỗi năm một người chỉ chôn khoảng 7kg rác thải, số còn lại được đưa vào tái chế. Hàng năm, hơn 30 lò đốt được đặt trên lãnh thổ đất nước này, tiêu thụ tới 5,5 triệu tấn rác và chất thải. Trong đó 20 % chất thải phải nhập khẩu từ Na Uy, Anh hoặc Italy.
Tuy nhiên, việc tiếp cận núi rác trên biển còn khó khăn hơn rất nhiều so với việc nhập khẩu nguồn rác trong lục địa. Thậm chí, Thụy Điển còn đưa ra một vài phương pháp tái chế đại dương từ đảo Haiwaii, Mỹ.
Anh: Thùng rác tự nén sử dụng năng lượng mặt trời
Thùng rác tự nén sử dụng năng lượng mặt trời được thử nghiệm lần đầu tiên tại Anh năm 2011. Mỗi thùng rác này có dung tích 800 lít, gấp 8 lần thùng rác bình thường cùng kích cỡ và sử dụng công nghệ nén rác không ra nước. Hệ thống máy ép rác sử dụng nguồn năng lượng từ ắc quy đó có thể hoạt động trong hơn 72 giờ. Khi thùng rác đầy 85%, hệ thống cảm ứng trên thùng rác sẽ gửi tín hiệu thông báo về trung tâm để các nhân viên vệ sinh môi trường đến xử lý kịp.
Phần Lan: Thùng rác cảm biến
Phần Lan hiện đang sử dụng công nghệ xử lý rác thải thông minh dựa trên cảm biến để qua đó thu thập rác thải đô thị. Cảm biến không dây nhỏ được cài đặt vào thùng rác có khả năng cung cấp dữ liệu thời gian thực về khối lượng, nhiệt độ của thùng rác. Sau đó, dữ liệu này được gửi đến trung tâm xử lý rác giúp họ biết lúc nào nên đến đâu để thu gom.
Việc này sẽ giúp tiết kiệm khoảng 50% khối lượng công việc so với trước kia cũng như giảm số dặm đường của những chiếc xe rác phải đi mỗi năm. Hơn nữa, cảm biến này còn góp phần giảm lượng khí thải CO2 vào không khí, giảm bớt sự hiện diện của rác thải vào giao thông có thể dẫn đến tắc đường, đồng thời giúp giảm tỷ lệ các thùng rác bị ùn ứ quá nhiều gây mất mỹ quan./.
Quỳnh An
ICD WASTE TECHNOLOGY là 1 trong số ít DN Việt Nam có khả năng cung cấp và vận hành Hệ thống thu gom rác thải thông minh thông qua con Chip cảm biến gắn trên thùng rác công cộng.